Ngành Thú Y – Ngành hót trong tương lai

0

Đại học Thú Y – ngành Thú Y đang dần trở thành một trong những ngành thu hút thí sinh bậc nhất hiện nay. Cùng với cơ hội việc làm rất lớn sau khi ra trường, bởi Nhà nước đầu tư và dành sự quan tâm hết sức  đặc biệt cho ngành Chăn nuôi và ngành Thú y để thúc đẩy sản xuất.

nganh-thu-y-1

Thực trạng nhân lực ngành Thú Y và định hướng phát triển trong tương lai

Theo như phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, thì nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp sẽ thiếu khoảng trên 3,2 triệu lao động có qua đào tạo, và đặc biệt thiếu ở trình độ Đại học Thú Y. Sinh viên Đại học Thú y ra trường đa phần chỉ làm các công việc nghiên cứu và chế tạo.

Cử nhân Đại học Thú Y sau khi ra trường có thể đảm nhiệm công tác tại phòng thí nghiệm; có thể chẩn đoán bệnh thông thường; sử dụng thành thạo một số dược phẩm, vaccin, hóa chất,  phòng trị bệnh cho động vật; có hiểu biết về luật thú y, thị trường chăn nuôi;  thị trường thuốc thú y, có kiến thức về tiếp thị, khả năng giao tiếp; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, nuôi thủy sản, chăn nuôi thú cảnh, trồng trọt.

Kỹ năng của Bác sĩ Thú Y – Cử nhân Đại học Thú Y

Bác sĩ thú y để hành nghề cần phải có các kỹ năng như: Nắm vững kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi hoặc thú y; thực hiện thí nghiệm chuyên ngành; tự thiết kế, nắm vững và thực hiện pháp lệnh thú y, chống bệnh, chỉ đạo thực hiện các quy trình phòng, kiểm soát động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật, kiểm tra theo quy định luật pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát sát sinh, vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng; sản xuất vắc-xin và dược phẩm thú y; biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thú y vào lĩnh vực sản xuất động vật, sử dụng máy vi tính với các phần mềm văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho các công việc lưu trữ dữ liệu, trình bày báo cáo;  phân tích thống kê, lập báo cáo, có thể tổ chức, và điều hành hoạt động phòng khám thú y.

Bác sĩ thú y phải có kiến thức chuyên sâu về bệnh học (dịch tễ học, kỹ thuật chẩn đoán, biểu hiện lâm sàng, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, về ngoại khoa & giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản…

nganh-thu-y

Cơ hội việc làm Rộng mở sau khi tốt nghiệp Đại học Thú Y

Bác sĩ thú y tốt nghiệp Đại học Thú Y có thể làm việc tại cơ quan thú y các tuyến (Cục, Chi cục thú y Tỉnh, Viện nghiên cứu, Trạm thú y quận huyện), làm việc tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa,  khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, cơ sở chăn nuôi, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, chế biến thủy hải sản. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, Viện chuyên ngành,  nghiên cứu ở các Trường. Với Bác sĩ thú y chuyên ngành Dược, ngoài việc có thể công tác tại cơ quan thú y từ trung ương đến địa phương các tuyến, còn có thể cộng tác hay phối hợp nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thuốc với các viện bào chế các hóa chất, biệt dược,  thuốc, vắcxin phòng chống bệnh đặc hiệu hay công tác tại các bệnh viện thú y hoặc các cửa hàng chuyên doanh dược thú y.


Đánh giá bài viết
Chia sẻ:

Leave A Reply