Phòng bệnh cho vật nuôi là việc làm cần thiết để vật nuôi khỏe mạnh và đạt hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Đại học Thú y Hà Nội xin hướng dẫn bà con cách phòng bệnh cho vật nuôi.
- Bệnh tụ huyết trùng ở gia súc – nguyên nhân và cách điều trị.
- Bệnh ho cũi chó – triệu chứng và cách điều trị như thế nào.
Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ ăn uống.
– Chuồng trại chăn nuôi luôn phải đảm bảo sạch sẽ, đông ấm hạ mát, cách ly với khu vực xung quanh.
– Với các chuồng trại có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm cần làm vệ sinh chuồng trại triệt để: xử lý chuồng trại theo hướng dẫn của bác sĩ thú y, phun thuốc sát trùng triệt để toàn bộ bộ chuồng nuôi, các dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh.
– Sau mỗi lứa bà con tiến hành tẩy uế, sát trùng chuồng trại để tránh mầm bệnh phát sinh bằng cách: Rửa sạch chuồng trại, để khô ráo sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng.
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
– Giống vật nuôi nên mua từ những cơ sở uy tín, vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị, khi mới mua vật nuôi về cần nhốt cách ly để đề phòng không mắc bệnh truyền nhiễm.
– Trước thời gian bắt đầu một lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ các vật tư cần thiết cho chăn nuôi như dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, thức ăn nước uống, thuốc thú y…
– Người chăn nuôi cần phải có quần áo bảo hộ lao động.
– Chất thải trong chăn nuôi cần thu gom để xử lý, không để thải trực tiếp ra ngoài môi trường.
– Thức ăn chăn nuôi và nước uống của vật nuôi cần đảm bảo sạch sẽ, không dùng thức ăn ôi thiu, hư hỏng. Không cho con vật uống nước ao hồ hoặc nước giếng có hàm lượng chất sắt cao.
Tiêm phòng định kỳ bằng vắc xin cho vật nuôi.
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho vật nuôi. Bà con nên tiêm vắc xin cho vật nuôi định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Sử dụng vắc xin theo hướng dân của nhà sản xuất và tùy điều kiện của từng vùng.
Kết hợp với biện pháp vệ sinh thú y để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Tiêm phòng là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Thường xuyên quan sát các biểu hiện bất thường của vật nuôi.
Thường xuyên quan sát vật nuôi là cách giúp bà con phát hiện sớm các triệu chứng bệnh tật ở vật nuôi.
Bà con cần lưu ý đến những biểu hiện bất thường ở con vật như kém ăn, mệt mỏi ủ rũ, lười vận động, chảy nước mắt, mắt lờ đờ, xù lông, sốt cao, khó thở, tiêu chảy…
Cách xử lý khi vật nuôi có những triệu chứng bất thường.
Khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở vật nuôi, bà con cần nuôi cách ly chúng để theo dõi, tránh lây bệnh sang những con khỏe mạnh và gọi cho cán bộ thú y đến kiểm tra.
Vật nuôi chết vì bệnh cần đem đi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý theo chỉ dẫn thú y.
Không giết mổ vật nuôi ốm, chết, không cho vật nuôi khỏe mạnh ăn thức ăn thừa của vật nuôi bệnh.