Những điều cần dạy trẻ em để tránh bị chó cắn.

0

Những điều dạy trẻ để tránh việc bị chó cắn

Chó là vật nuôi trung thành, là bạn của con người, là loại vật nuôi ưa thích để trông giữ nhà, tuy nhiên thì cũng có những mối nguy hiểm  không thể lường trước được, đối tượng nguy hiểm nhất là trẻ em vì trẻ em thường quý chúng và hay trêu đùa đó đó có thể làm con chó nổi giận.

Những kĩ năng cần thiết đối với trẻ em để không bị chó tấn công.

Không chơi đùa với chó lạ.

Dặn trẻ không được tiếp cận, vuốt ve với những con cho lạ ngoài đường. Vì bình thường một con cho hiền đi chăng nữa nếu vuốt ve đột ngột dẫn đến bản năng tự vệ của chúng.

Nhà nuôi chó thì không được trẻ em ở nhà một mình với chó.

Đặc biệt với các loại chó dữ thì không được để trẻ em ở nhà một mình với nó.Vì trẻ em thường thích sờ đuôi, lông chó rất nguy hiểm.

Khi chó đến gần dặn trẻ không được sợ hãi.

hãy đi một cách tự tin, yên lặng tránh có những hành động đột ngột làm kích động con chó. Nếu nó đi theo sau thì  hãy đứng yên, để nguyên tay, chó sẽ nghĩ là bạn không có ý định làm hại nó.

Không la hét, bỏ chạy.

Việc này chỉ khiến trở nên tồi tệ hơn vì nó sẽ nghĩ rằng bạn đang đe dọa chúng khiến chúng trở nên hung hăng hơn.

 Không được nhìn trực tiếp vào mắt chó

Nó sẽ cho rằng bạn đang khiêu khích nó, nó sẽ hung hăng hơn. Hãy nhìn hướng khác coi như không biết nó.

Không chơi với cho khi nó đăng ăn

Khi nó đang ăn tuyệt đối không cho trẻ em lại gầ vuốt ve.
cach-phong-tranh-bi-cho-can-1

Không trêu chọc chúng.

Trẻ em không nên trêu, lấy thức ăn. Điều này khiến chung hung hăng, dữ tợn hơn

Không được kéo tai hay đuôi chúng.

Hành động này khiến chúng có cảm giá bị nguy hiểm và phản ứng lại. Trẻ em rất thích trò này

.Không được cưỡi chó.

Sẽ khiến nó sợ hãi, tấn công tự vệ

Đừng làm phiền chó khi nó đang ở trong ổ.

Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, hãy để ổ của chó ở nơi trẻ không thể lui tới.

Khi trẻ bị chó cắn, bố mẹ nên làm gì?

– Trấn an trẻ khỏi cảm giác hoảng loạn.
– Sau khi trẻ bình tĩnh, bố mẹ cần xem xét vết thương thuộc loại nào (trầy da hay chảy máu, độ sâu, rộng, nhiều hay ít, ở vị trí nào trên cơ thể bé). Sau đó, rửa sạch vết thương bằng xà bông dưới vòi nước ít nhất 5 phút, dù cho đó là vết thương ngoài da. Bố mẹ lưu ý cần phải rửa tay thật sạch sẽ trước và sau khi sơ cứu cho bé.
– Dùng dung dịch sát khuẩn như cồn 70 độ hoặc dung dịch iod để sát trùng vết thương. Dùng vải sạch hoặc gạc y tế phủ lên vết thương, chỉ băng hờ, không được băng quá kín.
– Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám, tìm ra hướng điều trị thích hợp.
– Trong trường hợp trẻ mất quá nhiều máu, xanh tái, mệt mỏi… cần phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
– Dùng dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ hoặc dung dịch iod) để sát trùng vết thương.
Trong phần lớn trường hợp bị chó cắn, cán bộ y tế sẽ yêu cầu bố mẹ cho trẻ đi tiêm ngừa bệnh dại.

Đánh giá bài viết
Chia sẻ:

Leave A Reply