Những vấn đề cần lưu ý khi chăn nuôi thỏ

0

Thỏ là loài vật nuôi có sức đề kháng kém và dễ mắc bệnh nên khi chăn nuôi thỏ, Đại học thú y Hà Nội khuyên bà con cần lưu ý những vấn đề sau.

Thức ăn và nước uống khi chăn nuôi thỏ.

– Dạ dày thỏ có đặc điểm là co giãn tốt tuy nhiên khả năng co bóp yếu. Thể tích manh tràng lớn và có thể tiêu hóa tốt chất xơ. Do đó khi chăn nuôi thỏ, bà con cần cho chúng ăn nhiều thức ăn thô xanh, giàu chất dinh dưỡng, được rửa sạch bằng nước trước khi cho ăn.

Những vấn đề cần lưu ý khi chăn nuôi thỏ 2

Thức ăn và nước uống cho thỏ cần đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh.

– Các loại thức ăn có nhiều nước như khoai lang, bắp cải cần được phơi cho héo để giảm bớt nước trước khi đem cho ăn. Nếu cho thỏ ăn những loại thức ăn ít chất xơ hoặc chứa nhiều nước, thức ăn không tươi dễ khiến thỏ bị đầy hơi, tiêu chảy, thậm chí thỏ có thể chết.

– Cần cho thỏ uống đủ nước, nhất là với thỏ mẹ đang nuôi con. Để thỏ mẹ nhanh phục hồi sức khỏe, có nhiều sữa cho đàn con thì có thể cho chúng ăn mía hoặc uống thêm đường.

Chuồng trại nuôi thỏ.

Nên nuôi thỏ trong lồng. Lồng phải làm bằng chất liệu chắc chắn, thuận tiện chăm sóc và tránh chuột tấn công.

Thỏ đến kỳ sinh sản cần làm ổ đẻ cho chúng. Sau khi thỏ đẻ, chỉ đưa ổ đẻ vào lồng để thỏ mẹ cho con bú 1 lần/ngày để tránh thỏ mẹ giẫm đạp lên con.

Các chuyên gia tư vấn chăn nuôi khuyên bà con lồng nuôi thỏ cần để ở những nơi thoáng mát vào mùa nóng và ấm áp vào mùa lạnh.

Nếu nuôi thỏ quy mô lớn cần thiết kế chuồng trại cẩn thận, thuận tiện cho việc chăm sóc và làm vệ sinh, có mái che chắn mưa gió. Không nên để thỏ trong chuồng nuôi gà hay chuồng lợn vì vừa ngột ngạt vừa mất vệ sinh, thỏ dễ sinh bệnh.

 luu-y-khi-chan-nuoi-tho-1

Vệ sinh phòng bệnh.

– Sức đề kháng của thỏ khá kém, dễ mắc bệnh nên khi chăn nuôi thỏ bác sĩ thú y khuyên bà con cần đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh phòng bệnh. Hàng ngày cần làm vệ sinh máng ăn uống, chuồng và lồng nuôi thỏ, sát trùng định kỳ.

– Nước uống và thức ăn cho thỏ cần phải đảm bảo vệ sinh.

– Cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp:

+ Bệnh ghẻ: dùng Ivermectin hoặc Dextomax.

+ Bệnh bại huyết: Với thỏ con, tiêm vắc xin phòng bệnh lúc 2 tháng tuổi; với thỏ sinh sản, tiêm 6 tháng 1 lần.

+ bệnh cầu trùng: 

Phòng bệnh: vệ sinh, sát trùng chuồng trại. Sử dụng thuốc Anticoc, HanE3 bằng 1/2liều điều trị.

Điều trị bệnh: thuốc Anticoc, HanE3: 0,1-0,2g/kg thể trọng.

Vấn đề sinh sản.

– Thông thường khoảng 3-4 tháng tuổi là thỏ hoàn thiện tính dục, lúc này cần nhốt riêng thỏ đực và thỏ cái để tránh trường hợp giao phối tự do hoặc cắn xé nhau.

– Chỉ nên cho thỏ phối giống vào lúc 5-6 tháng tuổi, không nên cho thỏ phối giống sớm ở lần động dục đầu tiên vì đàn con sinh ra sẽ yếu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sinh trưởng của thỏ bố mẹ.

– Khi cho thỏ phối giống không nên bắt thỏ đực sang lồng thỏ cái mà nên bắt thỏ cái sang lồng thỏ đực. Không cho phối giống giữa các con thỏ cùng gia đình.


Đánh giá bài viết
Chia sẻ:

Leave A Reply